Tin tức

Quy Trình Tẩy Rửa Cáu Cặn Nồi Hơi, Lò Hơi Chuẩn Bằng Hóa Chất

February 09 2022
1.320 lượt xem

Để lò hơi đạt hiệu quả cao nhất, có tuổi thọ dài thì công tác vệ sinh, tẩy rửa cáu cặn nồi hơi định kỳ đóng vai trò rất quan trọng. Nắm bắt ngay quy trình tẩy tửa đạt chuẩn với hóa chất sau đây để vận hành an toàn.

Quy Trình Tẩy Rửa Cáu Cặn Nồi Hơi, Lò Hơi Chuẩn Bằng Hóa Chất
Quy trình tẩy rửa cáu cặn nồi hơi, lò hơi chuẩn bằng hóa chất

Cơ chế hình thành cáu cặn trong lò hơi

Nước sử dụng cho các thiết bị trao đổi nhiệt cần được xử lý triệt để độ cứng. Bởi các thành phần như ion Ca2+; Mg2+... là nguyên nhân hình thành cáu cặn. Khi vận hành, nhiệt độ cao của nước sẽ khiến các ion này kết tủa.

Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ (kết tủa tạo cặn)

Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ (kết tủa tạo cặn)

Như vậy, thành phần chính của cặn bám trên hệ thống nồi hơi là cặn CaCO3; MgCO3, muối Silic... Ngoài ra, cặn bám trên bề mặt thiết bị còn gồm các tạp chất, cặn bẩn chưa được lọc sách. Dưới áp suất và nhiệt độ cao, chúng sẽ bị oxi hóa tạo mảng bám.

Fe + O2 → FeO + Fe2O3↓

Cu + O2 → CuO↓

Các kết tủa sẽ bám vào các thành, vách, tạo ra các lớp cặn cách nhiệt gây giảm hiệu quả hoạt động của nồi hơi hoặc gây sự cố nổ lò hơi nguy hiểm.

Theo kinh nghiệm thực tế của Green, cặn CaCO3 chiếm gần 80%. Còn lại là các cặn bám khác như cặn Mage, cacbon SiO2, bùn... Nguyên nhân chính gây đóng cặn là do nguồn nước sử dụng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Với lò hơi, với định kỳ 06-12 tháng cần tẩy rửa, vệ sinh cáu cặn một lần. Và tương ứng trong khoảng thời gian này, chiều dày lớp cáu cặn có thể dày từ 1mm-5mm.

>> Xem thêm: Những vấn đề thường xuyên xảy ra khi sử dụng lò hơi/ nồi hơi

Hậu quả của việc không tẩy rửa cáu cặn nồi hơi

Cáu cặn hình thành trong nồi hơi sẽ gây ra nhiều tác hại lớn. Chúng ta có thể thống kê một số ảnh hưởng chủ yếu do cáu cặn gây nên như sau:

Quy Trình Tẩy Rửa Cáu Cặn Nồi Hơi, Lò Hơi Chuẩn Bằng Hóa Chất
Hậu quả của việc không tẩy rửa cáu cặn nồi hơi
  • Gây ăn mòn trên bề mặt lò hơi, giảm tuổi thọ của thiết bị.
  • Gây mất an toàn cho quá trình vận hành nồi hơi vì có thể gây ra sự cố nguy hiểm như nổ, thủng thiết bị.
  • Làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt, giảm công suất, năng suất làm việc củ hệ thống. Đồng thời, nó cũng làm tăng, tiêu tốn thêm nhiên liệu, nguyên liệu, năng lượng phục vụ cho quá trình vận hành.
  • Cáu cặn hình thành quá dày sẽ gây nên tắc, thủng đường ống dẫn khí, dẫn nước. Sự cố này sẽ gây gián đoạn sản xuất, chất lượng và thẩm mỹ của thiết bị, gây thất thoát, thiệt hại về kinh tế...

Quy trình tẩy rửa cáu cặn nồi hơi bằng hóa chất theo quy chuẩn an toàn

Quá trình tẩy rửa thiết bị sẽ trải qua 4 giai đoạn. Bao gồm:

Bước 1: Khảo sát và lên phương án

Để đảm bảo an toàn và hiệu suất của thiết bị, thời gian tẩy cáu cặn và lượng hóa chất sử dụng cần có sự linh động. Một số yếu tố quyết định cần lưu ý như sau:

  • Thời gian làm việc, thời gian hoạt động của thiết bị.
  • Độ cứng của nước cấp.
  • Công suất làm việc thiết bị.

Trước khi tẩy rửa vệ sinh nồi hơi, lò hơi, người vận hành cần thực hiện:

  • Dừng cấp nước qua đường ống và xả hết nước trong nồi hơi để kiểm tra lớp cặn.
  • Khóa các van chặn, van xả dáy và các van dẫn nước.
  • Tháo ba-long. ống góp để kiểm tra độ dày lớp cặn để tính toán lượng hóa chất cần sử dụng.
  • Chuẩn bị các đường bơm, đổ hóa chất, đường dẫn để tuần hoàn dung dịch hóa chất, đường ống để trung hòa sau khi tẩy rửa, điểm xả rút hóa chất sau trung hòa.

Khi các khâu chuẩn bị đã sẵn sàng, chúng ta sẽ tiến hành tẩy rửa chi tiết.

Quy Trình Tẩy Rửa Cáu Cặn Nồi Hơi, Lò Hơi Chuẩn Bằng Hóa Chất
Một số loại hóa chất tẩy rửa cáu cặn được nhiều doanh nghiệp sử dụng

Bước 2: Tiến hành tẩy rửa

Thực hiện theo các bước sau:

  • Đóng tất cả các van, đường xả, đường dẫn trên nồi hơi cần tẩy rửa.
  • Kiểm tra độ kín khít của các gioăng.
  • Bơm nước sạch vào đường ống. Lượng nước cần sẽ bằng 1/3 thể tích chứa của thiết bị
  • Bơm hóa chất chống ăn mòn kim loại và hóa chất làm xốp cáu cặn trước tiên.
  • Bơm 1/2 lượng hoá chất tẩy cáu cặn theo định mức đã tính toán.
  • Tiếp tục bơm nước đến 1/2 - 3/4 thể tích chứa nước của đường ống.
  • Bơm hết 1/2 lượng hóa chất còn lại vào hệ thống.
  • Bơm nước sạch vào nồi hơi đến khi đầy.

Bước 3: Kiểm soát quá trình tẩy cáu cặn

Bắt đầu tình thời gian tẩy rửa từ khi bơm hết hóa chất vào lò hơi. Thông thường thời gian tẩy cáu cặn sẽ giao động từ 10 – 24 giờ, tùy vào thiết bị và độ dày lớp cặn.

Bên cạnh đó, nhà vận hành cần thường xuyên kiểm ta các van xả, van cấp đã đóng kín chưa. Định kỳ theo thời gia quy định cần tiến hành kiểm tra lượng hóa chất đã hòa tan hết cáu cặn hay chưa.

>> Xem thêm: Nồi hơi công nghiệp (Boiler) là gì? Các loại lò hơi công nghiệp

Bước 4: Rửa và trung hoà

Khi đã đủ thời gian tẩy, nhà vận hàng cần tháo xả dung dịch tẩy rửa và thực hiện:

  • Kiểm tra bằng mắt thường.
  • Kiểm tra pH của dung dịch sau tẩy rửa.

Sau khi hoàn tất và đạt yêu cầu, thực hiện xả hết dịch trong nồi hơi. Sau đó bơm nước sạch đầy thiết bị và ngâm trong 10 phút. Tiếp tục xả nước và bơm nước mới đầy 1/2 thiết bị. Rồi thêm hóa chất trung hòa cho tới đầy nồi. Ngâm trong 10-15 phút rồi xả hết và bơm nước sạch 1-2 lần là hoàn tất quá trình tẩy rửa.

Quy trình tẩy rửa cáu cặn nồi hơi không quá phức tạp. Tuy nhiên, chúng cần chuẩn xác về thời gian cũng như lưu lượng hóa chất và tuần tự các bước thực hiện để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người vận hành. Nếu bạn đang tìm địa chỉ cung cấp hóa chất xử lý cáu cặn uy tín, giá tốt, hãy liên hệ với chúng tôi. Hãy để Green đồng hành cùng bạn. Chúng tôi tự tin mang lại sản phẩm uy tín, chất lượng nhất trên thị trường cho gia đình bạn.

Thông tin liên hệ:

Trụ sở Hà Nội: Tầng 4, số 57 Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Chi nhánh HCM: 82 Nguyễn Bá Tuyển – Phường 12 – Q.Tân Bình – Tp.Hồ Chí Minh

Comments
call