0963.931.338

Sửa chữa, vệ sinh, bảo dưỡng lò hơi / LH:0963.931.338

Công ty TNHH nồi hơi và thiết bị nhiệt NAM PHÁT kính chào!

I, Quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi và vì sao cần vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi :

1)Quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi:

  • Sữa chữa, vệ sinh, bảo dưỡng lò hơi là việc làm cần thiết để bảo đảm lò hơi luôn vận hành ổn định, đạt hiệu suất cao.

Lò hơi là một thiết bị công nghiệp cần được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ theo quy chuẩn.

Tùy vào từng loại lò hơi mà có những cách vệ sinh và bảo trì khác nhau.

Trước khi tiến hành quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi.

Quý khách cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn, hiệu quả và độ bền của lò hơi.

Lò hơi là loại thiết bị chuyên dùng trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Đốt cháy nhiên liệu để tạo nhiệt lượng đun sôi nước tạo thành hơi mang đi phục vụ cho các hoạt động sản xuất.

Lò hơi hoạt động vô cùng hiệu quả trong suốt thời gian dài.

Tuy nhiên để đảm bảo cho sự hiệu quả và tuổi thọ của lò hơi, khách hàng sử dụng cũng nên chú ý đến quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi.

Sữa chữa , vệ sinh, bảo dưỡng lò hơi NAM PHÁT. Liên hệ: 0963.931.338

Đòi hỏi người thực hiện phải có hiểu biết về thiết bị này, có năng lực và kinh nghiệm.

Đặc biệt, để quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi được thực hiện an toàn, hiệu quả, chúng ta phải bám sát quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi tiêu chuẩn, tránh xảy ra những rủi ro, nguy hiểm ngoài ý muốn.

Trong quá trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi, người thực hiện quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi cần sử dụng những thiết bị vệ sinh đảm bảo chất lượng để tránh làm hư hại các bộ phận của lò hơi.

 

II, Quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi: 

Lau sạch các đường khói:

  • Kiểm tra đường khói và ống khói, làm sạch bụi.

Làm sạch bề mặt tiếp xúc nước:

  • Tháo các cửa làm vệ sinh nồi, kiểm tra các nút ở ống nước chữ T và Thập và các phao ở các cột nước.
  • Qua đó rửa sạch tất cả các bề mặt tiếp xúc nước.

Kiểm tra thùng đựng dầu:

  • Kiểm tra cặn và nước tích tụ trong thùng đựng dầu.
  • Phải giữ thùng được đầy để tránh ngưng tụ hơi nước đối với nồi hơi đốt dầu.

Kiểm tra mức dầu trong các van thủy lực:

  • Nếu có rò rỉ phải sữa chữa ngay lập tức.
  • Đây cũng là bước quan trọng trong bảo dưỡng bảo trì nồi hơi đốt dầu

Kiểm tra ống thủy:

  • Nếu có sự ăn mòn ở bên trong ở phần mức nước, thay ống mới và đệm kín.
  • Với những nồi hơi tạm ngưng họat động ống thủy phải được bao bọc an toàn.

Thay thế và lắp đặt lại toàn bộ van an toàn:

  • Sử dụng van an toàn đã được kiểm định để lắp đặt lại.
  • Trong quá trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi cần chú ý nếu nhiên liệu sử dụng là dầu thì cần kiểm tra tình trạng của bơm nhiên liệu.Bơm nhiên liệu bị mòn thì việc kiểm tra hàng năm là thời gian thích hợp để phục hồi và thay thế.
  • Bơm cung cấp cho nồi hơi, các bộ lọc phải được phục hồi.
  • Các chi tiết của bơm cung cấp bị mòn phải được thay thế.

Bộ thu hồi hơi nước ngưng tụ phải được xả, rửa sạch:

  • Kiểm tra lại bên trong nếu có thể.
  • Nếu bình chứa có một van bổ sung thì nó phải được đại tu và kiểm tra sự họat động chính xác.
  • Hệ thống cung cấp hóa chất phải được xả, rửa nước và phục hồi hoàn toàn.
  • Van lưu lượng hoặc bơm cũng phải được phục hồi trong thời gian này.

Vặn chặt tất cả các đầu dây điện:

  • Tất cả các đầu dây điiện phải được kiểm tra chắc chắn đặc biệt là ở các khởi động từ và các rơle rời.

Kiểm tra bộ khử khí hoặc hệ thống cung cấp:

  • Kiểm tra nhằm đảm bảo các thiết bị không bị dơ, bị ăn mòn.
  • Kiểm tra các lớp lót không bị hư hay rơi ra.
  • Kiểm tra cơ khí, thiết bị bảo trì nổi hơi.
  • Tuỳ theo chất lượng nước cấp mà quyết định chu kỳ vệ sinh cáu cặn trong lò hơi thông thường từ 3 đến 6 tháng /1 lần
  • Vệ sinh bên trong lò hơi được thực hiện bằng phương pháp hoá chất, kết hợp với thủ công cơ khí thông qua cửa vệ sinh ống nước, vệ sinh dưới bụng lò.
  • Hoá chất được sử dụng để xử lý cáu cặn thích hợp cho lò hơi là dung dịch NaOH có nồng độ 2%. Bằng cách đổ đầy dung dịch NaOH vào lò hơi và đun đến sôi. áp suất từ 0.3 – 0.4 áp suất làm việc trong khoảng từ 12 – 24 h hoặc lâu hơn nữa tuỳ thuộc vào độ dày của lớp cáu cặn. Sau khi tháo dung dịch NaOH ra khỏi lò hơi thì cấp nước rửa lò và vệ sinh cơ khí.
  • Việc xử lý bằng hóa chất phải do cán bộ am hiểu về hóa chất đảm nhiệm.
  • Nếu lò hơi ngừng vận hành từ >1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng khô.
  • Nếu lò hơi ngừng vận hành <1 tháng thì dùng phương pháp bảo dưỡng ướt.
Sửa chữa nhanh chóng với đội nguc công nhân nhiều kinh nghiệm

1, Phương pháp bảo dưỡng khô:

Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra mở các van.

Dùng nước rửa sạch và đốt lò sấy khô (chú ý không đốt lửa to) và mở các van.

Mở cửa vệ sinh phần ống trên thân lò .

Dùng từ 8 -10kg vôi sống và có cỡ hạt từ 10 – 30mm được đặt trên những mâm nhôm đưa vào lò hơi.

Đóng các cửa van lại.

Cứ 3 tháng kiểm tra một lần.

Nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.

2, Phương pháp bảo dưỡng ướt:

Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra rửa sạch cáu cặn trong lò.

Cho nước đã xử lý đầy vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100°c sau đó mở van an toàn ra để thoát khí.

Đóng tất cả các van lại và dập lửa.

3)Phương pháp vệ sinh lò hơi :

Việc vệ sinh lò hơi nên được thực hiện đều đặn theo chu kỳ tùy theo thời gian đóng cặn của lò.

Thông thường khoảng 3 – 6 tháng/ lần tuy nhiên khách hàng có thể kiểm tra cặn bám lại trên lò nơi thường xuyên và tiến hành vệ sinh khi nào thấy cần thiết.

NaOH 2% là loại hóa chất thông dụng và phổ biến nhất cho việc vệ sinh lò hơi, nó có khả năng loại bỏ các cáu cặn bám lại.

Việc vệ sinh lò hơi tuy có vẻ khá đơn giản nhưng thực tế lại khá phức tạp và nguy hiểm.
Để tránh những rủi ro không may có thể xẩy đến, khách hàng nên tìm đến những người thợ am hiểu về chuyên môn và có kỹ năng cũng như kinh nghiệm thực tế.

4)Phương pháp bảo dưỡng lò hơi :

Nên kiểm tra thường xuyên mỗi tháng một lần.

Kiểm tra kỹ mọi bộ phận, chi tiết nếu phát hiện hư hỏng cần khắc phục và thay thế ngay.

Nếu có hư hỏng các bộ phận chịu áp lực thì ngay lập tức phải dừng hoạt động để tránh tai nạn nghiêm trọng.

Sau chu kỳ 3 hoặc 6 tháng vận hành nên tiến hành ngưng hoạt động để kiểm tra toàn diện.

Kết hợp với vệ sinh và sửa chữa nếu cần thiết.

Việc sửa chữa lò hơi phải được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức có chuyên môn.

Việc tự ý vệ sinh, kiểm tra và sửa chữa lò hơi là một việc rất nguy hiểm.

Được coi là hành động trái quy định.

Nó không chỉ nguy hiểm đến bản thân người thực hiện mà còn tới rất nhiều người xung quanh.

Do vậy người sử dụng cần nắm bắt và hiểu biết một cách thấu đáo để tuân thủ, tránh những sự việc đáng tiếc.

Bảo dưỡng, bảo trì ,kiểm tra định kỳ :

Cứ 1 tháng vận hành phải kiềm tra lại toàn bộ lò hơi 1 lần.

Chú ý các loại van, ống thủy, áp kế và ống sinh hơi có hiện tượng rò rỉ không.

Tro có bị tích tụ ở cuối lò không.

Ghi có bị võng, cháy không.

Các lớp vữa chịu nhiệt có bị hư hại không.

Án lò có bị cháy không.

Nếu có hư hỏng cần khắc phục ngay hoặc thay thế.

Từ 6 – 12 tháng vận hành phải ngừng lò hơi kiểm tra sửa chữa toàn diện kết hợp quy trình vệ sinh và bảo dưỡng lò hơi

Lò phải ngừng vận hành ngay để sửa chữa đột xuất nếu có hiện tượng hư hỏng các bộ phận chịu áp lực của lò hơi có nguy cơ gây tai nạn nghiêm trọng.

THÔNG TIN ĐẶT HÀNG LIÊN HỆ: 

CÔNG TY TNHH NỒI HƠI VÀ THIẾT BỊ NHIỆT NAM PHÁT
Địa chỉ: Số 38, D14, Biconsi, Phường Tân Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0963.931.338 (zalo)
Website: https://noihoinamphat.com