Công ty TNHH nồi hơi và thiết bị nhiệt NAM PHÁT kính chào !
I) Lò hơi tầng sôi là gì?
- Lò hơi tầng sôi là một thiết bị sản xuất hơi nước bằng cách đun sôi nước trong một buồng đốt để sản xuất hơi nước có áp suất và nhiệt độ rất cao, thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như năng lượng, hóa chất, dược phẩm, thực phẩm và đồ uống.
- Lò hơi tầng sôi được thiết kế với một số tính năng quan trọng như độ bền, hiệu suất năng lượng cao, dễ sử dụng và bảo trì. Thiết bị này có thể hoạt động với các nguồn nhiên liệu khác nhau như gas, dầu, than, điện, đặc biệt là sinh khối.
Danh mục từ vựng viết tắt thường gặp trên các loại lò hơi tầng sôi:
– AFBC (Atmospheric Fluidized Bed Combustion): Lò hơi tầng sôi bọt;
– BFB (Bubbling Fluidized Bed): Buồng đốt tầng sôi bọt;
– CFBC (Circulating Fluidized Bed Combustion): Lò hơi tầng sôi tuần hoàn;
– PFBC (Pressurize Fluidized Bed Boiler) Lò hơi tầng sôi có áp;
– PA: Primary Air;
– SA: Secondary Air;

II)Cấu tạo lò hơi tầng sôi
1) Hệ thống cấp liệu
Hệ thống cấp liệu của một lò hơi tầng sôi gồm có băng tải, vít, gàu tải… Để giúp vận chuyển nhiên liệu cho quá trình cháy vào buồng đốt.
Thông thường, các dạng vật liệu cấp trước khi cấp vào lò hơi tầng sôi phải đạt độ lớn đồng đều . Theo một tiêu chuẩn nhất định nhằm tạo giúp quá trình đốt cháy được tối ưu. Chẳng hạn, kích thước chuẩn của than đá hay than cám là từ 0 đến 10mm, riêng biomass có kích thước là từ 0 đến 50mm.
Toàn bộ nhiên liệu cháy được đưa vào buồng đốt của lò hơi tầng sôi một cách tự động . Bằng hệ thống băng tải, gàu tải, vít,…Từ đây, các hạt rắn nhiên liệu đi ra khỏi buồng cấp liệu. Đi đến khu vực dự trữ để có thể đưa trực tiếp vào lò hơi tầng sôi.
Ngoài ra, hệ thống cấp liệu trong buồng đốt sẽ được bố trí thêm các bộ phận cảm biến . Giúp đo lường khối lượng nhiên liệu được cấp vào lò. Điều đó cho phép theo dõi cũng như kiểm soát mức độ tiêu hao nhiên liệu . Được sử dụng cũng như hiệu suất của lò hơi tầng sôi đốt đa nhiên liệu.
2)Buồng đốt
Hiện nay có rất nhiều phương thức để đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. ASME (American Society of Mechanical Engineers) là tiêu chuẩn mà NAM PHÁT lựa chọn làm thước đo chất lượng đối với các sản phẩm và dịch vụ của khách hàng . Trong lĩnh vực chuyên về gia công, thiết kế lò hơi công nghiệp, bồn bể áp lực và yêu cầu có đơn vị kiểm định độc lập.
Về cơ bản, hệ thống buồng đốt lò hơi chứa nhiều nhiên liệu sẽ đốt . Như cát, xỉ, đá vôi, nhiên liệu than, tro,…Khi áp lực không khí tăng lên, lớp chất rắn bắt đầu giãn nở và ở trạng thái lơ lửng.
Chúng chuyển động tự do trong buồng đốt do nhiệt độ không khí và áp suất tăng nhanh. Điều này sẽ tạo ra một lớp sôi (hay tầng sôi) để đáp ứng được quá trình đốt cháy vật liệu.
Bên trong buồng đốt, chiều cao lớp sôi gồm các chất rắn (thường là cát, xỉ, đá vôi, than, đá dolomit,…) . Làm nền trên bề mặt buồng đốt có thể cao từ 120 đến 400mm. Độ dày của lớp sôi được ước tính cao khoảng 0.8 đến 1.2mm và khối lượng trung bình từ 1500 đến 2400kg/m3.
Hơn nữa, người ta thường trộn hạt làm nền với các chất liệu đốt với tỉ lệ từ 1 đến 5%. Nhờ lớp chất nền chiếm tỉ lệ lớn nên có thể giúp buồng đốt giữ nhiệt tốt. Giúp đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu và tận thu triệt để nguồn nhiệt lượng tạo thành. Đồng thời làm giảm lượng phát thải độc hại ra môi trường.
3)Hệ thống cấp gió
Hệ thống cấp gió gồm quạt hút, quạt gió cấp một và gió cấp hai. Trong đó, quạt hút là bộ phận khởi động đầu tiên trong toàn bộ hệ thống cấp gió. Gió cấp một được gia nhiệt trong khi đi qua hệ thống sấy không khí. Rồi từ đó được đưa vào buồng phân phối gió dưới đáy lò.
Bên trong buồng phân phối có nhiều béc-phun, chúng giúp gió được tản đều khắp buồng đốt giúp quá trình sôi diễn ra đồng đều hơn cũng như ngăn các hạt rắn của lớp nền lọt vào buồng cấp gió. Riêng gió cấp hai có nhiệm vụ cung cấp thêm khí cho quá trình cháy diễn ra hiệu quả hơn.
Gió cấp một tạo lớp sôi (Primary Air) được gia nhiệt khi đi qua bộ sấy không khí và đi vào buồng phân phối gió dưới đáy lò. Mặt trên buồng phân phối gió có rất nhiều béc phun nhằm phân đều lượng gió cấp ra khắp bề mặt buồng đốt giúp buồng đốt sôi đều.
Các béc phun cũng ngăn các hạt rắn trong lớp sôi lọt vào buồng cấp gió. Thiết kế hệ thống phân phối gió để buồng đốt sôi đều là cực kỳ quan trọng đối với lò tầng sôi.
Ngoài gió cấp 1, gió cấp hai của hệ thống nồi hơi tầng sôi có thể được cấp vào khu vực trống . Của buồng đốt để cung cấp thêm khí oxy để quá trình cháy đạt hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, còn tùy vào loại nhiên liệu được đốt cháy trong buồng đốt . Sẽ điều chỉnh tốc độ gió và tỉ trọng của cả hai loại gió.
4) Bộ sấy không khí
Bộ sấy không khí là một bộ phận quan trọng, được lắp đặt thêm vào bên trong . Các lò hơi tầng sôi để tận dụng triệt để nguồn nhiệt của khói thải và giúp nhiên liệu đốt dể cháy hơn. Thiết bị này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí đầu tư cho việc vận hành lò hơi.
5) Hệ thống thải xỉ
Thông thường, một lò hơi sẽ thải rác ở dạng khói và chất rắn. Trong đó, khói hay khí thải bao gồm một số loại như SOx, NOx, COx,… Là dạng xỉ thải có tỉ trọng to lớn trước khi ra ngoài môi trường.
Chính vì vậy mà hệ thống lò hơi tầng sôi thường ưu tiên lắp đặt các thiết bị xử lý khói thải. Còn chất rắn là tất cả các xỉ, tro tự nhiên của nhiên liệu sau khi bị đốt cháy.
Ưu điểm của các lò hơi tầng sôi là sở hữu buồng đốt được vận hành ở nhiệt độ dưới 900 độ C. Chính điều này giúp lò hơi được phát triển giống như một bộ xử lý khí thải hoạt động ở công suất cao.
Điều này đảm bảo cho hệ thống nồi hơi tầng sôi không cần phải lắp đặt các thiết bị đắt tiền . Mà vẫn đảm bảo đáp ứng các thông số về bảo vệ môi trường.
Hệ thống lọc và thải xỉ gồm bộ lọc Cyclone, túi lọc, lọc bụi tĩnh điện cùng thiết bị xử lý khí thải như SOx, NOx,…Các loại xỉ thải với kích thước lớn . Thường bao gồm các hạt bụi mịn bay theo khói. Khi nó đi ra khỏi buồng đốt được lọc bụi tại bộ hâm nước. Toàn bộ lượng tro vừa lọc sẽ được đưa ra ở phần đuôi lò.
6) Các cụm sinh hơi
Cụm sinh hơi gồm những bộ phận cơ bản như tường nước, ống sinh hơi, ống bức xạ, ống đối lưu, ống quá nhiệt,…Quá trình cấp nước được tuần hoàn từ balong. Đi xuống ống góp dưới, rồi được gia nhiệt đến nhiệt độ bay hơi để trở về balong thông qua ống vách ướt.
Nước tại balong sẽ được tách ra rồi cung cấp đến khách hàng. Còn trong các lò hơi quá nhiệt, hơi nước được tiếp tục sử dụng để cho chạy tua bin hơi.
7) Hệ thuống điều khiển an toàn lò hơi
Hệ thống điều khiển an toàn được chế tạo theo công nghệ vận hành lò hơi một cách tự động. Bảo vệ nồi hơi hoạt động an toàn và ổn định.
Bên cạnh đó, phần mềm điều khiển thực hiện các chức năng kiểm tra và kiểm soát các hoạt động của lò hơi tầng sôi . Cũng như tích hợp thêm chế độ cảnh báo để đảm bảo nồi hơi tầng sôi hoạt động an toàn và hiệu quả.

III) Nguyên lý hoạt động lò hơi tầng sôi
- Đầu tiên, hệ băng tải nhiệu liệu vào trong buồng đốt theo số lượng . Được căng chỉnh bởi tốc độ hoạt động của hệ thống cấp nhiên liệu.
- Tiếp đến, quá trình dao động giữa các lớp hạt vật chất rắn (nhiên liệu, tro, xỉ) . Diễn ra, chúng lơ lửng trong buồng đốt, đạt trạng thái sôi như chất lỏng . Trước khi diễn ra quá trình đốt cháy, người ta cho một luồng gió cấp một với vận tốc đủ lớn . Đi qua lò từ sàn đáy của buồng đốt. Điều này giúp cho nhiệt độ buồng đốt tăng lên đáng kể.
- Việc cung cấp không khí cho buồng đốt được diễn trơn tru. Quá trình đốt cháy còn khiến các hạt nhiên liệu trở nên nhỏ dần và hòa trộn với lớp xỉ, cát . Có sẵn để tạo ra một tầng sôi hay lớp đệm nhiên liệu.
- Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình trên sẽ đi vào dàn ống, truyền nhiệt đến bộ hâm nước làm cho nước trong đó chuyển động và sinh hơi, giúp cung cấp hơi nước cho các hoạt động sản xuất của nhà máy.
- Phần xỉ thải của nồi hơi tầng sôi được thu gom tự động. Riêng phần nhiệt độ khói thải sẽ được tận dụng để gia nhiệt cho không khí lẫn nước cấp vào lò. Sau đó, quạt hút từ bộ lọc bụi sẽ hút khói thải ra ngoài theo đường ống khói.
IV) Ưu nhược điểm của lò hơi tầng sôi là gì?
1) Ưu điểm
Thứ nhất, ưu điểm của lò hơi tầng sôi có thể đốt cháy gần như hoàn toàn nhiều loại nhiên liệu . Như nhiên liệu hóa thạch, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, nhiên liệu biomass. Sau đó tận dụng nhiệt được sinh ra một cách triệt để và sử dụng vào các hoạt động sản xuất . Của nhà máy nhiệt điện, nhà máy chế biến thực phẩm,…
Trong đó, biomass là một loại nhiên liệu từ thực vật, có giá thành thấp . Mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng như than đá. Đã giúp nhà máy tiết kiệm chi phí nhờ khả năng đốt cháy ổn định.
Trong quá trình khởi động, mọi việc cũng diễn ra nhanh chóng. Thời gian công suất cho việc vệ sinh lò hơi cũng ngắn hơn các hệ thống khác.
Hệ thống lò hơi tầng sôi có thể cung cấp hơi ổn định. Đặc biệt là độ ổn định áp suất làm việc và kiểm soát nhiệt độ ở mức tiêu chuẩn. Tạo ra nguồn nhiệt năng lớn và luôn được duy trì ở mức 800 – 900 độ C.
Quá trình trao đổi nhiệt đối lưu cũng diễn ra trơn tru. Được gọi là trao đổi nhiệt đối lưu là vì đây là một quá trình trao đổi nhiệt . Giữa các vùng chênh lệch nhiệt độ hoặc giữa các lớp vật liệu chất rắn và chất lỏng.
Lượng khí thải NOx, SOx cũng ít hơn so với khi sử dụng lò hơi truyền thống. Nhờ đó mà trở thành một hệ thống thân thiện và đạt tiêu chuẩn môi trường.
Hạn chế được hiện tượng xỉ, tro bám trên bề mặt dàn ống cũng như bề mặt của thiết bị.
2) Nhược điểm
Nhược điểm của lò hơi tầng sôi đốt than và nhiên liệu rắn khác có có tỷ lệ cốc cao . Cần thêm một bộ phận gọi là chùm ống trao đổi nhiệt . Để hỗ trợ buồng đốt lò hơi tầng sôi không bị quá nhiệt. Nhưng bộ phận này thường không có độ bền cao do bị mài mòn liên tục.
Hơn nữa, lò hơi tầng sôi tiêu tốn một lượng lớn năng lượng để duy trì quạt gió áp suất cao . Và do tỏa nhiệt qua bề mặt gây tổn thất lớn về nhiệt năng.
Bên cạnh đó, một nhược điểm khác của các loại lò hơi đốt than . Và cả các nhiên liệu khác là thân lò thường truyền nhiệt ra ngoài môi trường, gây thất thoát một lượng nhiệt đáng kể.
Dù có hệ thống lọc bụi túi, tuy nhiên, lò hơi tầng sôi đốt nhiên liệu rắn không hoàn toàn . Có thể dọn phát thải, điều này dễ gây nên hiện tượng đóng xỉ đằng sau đuôi lò.

V) Ứng dụng của lò hơi tầng sôi
Ngoài các công dụng của nồi hơi trong đời sống hằng ngày. Lò hơi tầng sôi đã và đang được vận hành rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực công nghiệp. Đặc biệt là đối với các nhà máy, cụm công nghiệp nào cũng đều có nhu cầu sử dụng nhiệt, hơi, điện.
Chẳng hạn như cung cấp năng lượng để đun, nấu, thanh trùng,… Vốn là các hoạt động phổ biến trong các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất nước ngọt, gia vị,…
Ngoài ra, còn được ứng dụng trong các nhà máy giấy, dệt nhuộm, dược phẩm,… Vì có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiên liệu đến 80%.
Lò hơi tầng sôi còn được ứng dụng trong ngành nhiệt điện. Bằng cách tạo ra dòng hơi nước có động năng cao và làm quay tua bin của máy phát điện là có thể để tạo ra điện.
VI) Đặc tính kỹ thuật của lò hơi tầng sôi
- Công suất sinh hơi: 1:50 tấn hơi/ giờ;
- Nhiệt độ hơi lò đốt: 165 – 250 độ C;
- Áp suất hơi: 5 – 25 bar;
- Hiệu suất cao cho toàn bộ lò hơi tầng sôi: 80 – 90%;
- Hiệu suất cháy: > 90%;
- Tiêu hao nhiên liệu: 170 – 190kg than cám/ tấn hơi; 185 – 205kg trấu/ tấn hơi; 200 – 220kg mùn cưa/ tấn hơi;
- Tiêu chuẩn phát thải ra môi trường: QCVN 19/2009/BTNMT;
- Quy trình vận hành: Tự động hoàn toàn hoặc bán tự động;
- Nguồn điện cấp: 380 VAC/ 50 Hz/ 3 pha;
- Tiêu chuẩn tính toán, áp suất thiết kế, chế tạo, lắp đặt: Theo ASME và TVCN;
- Nhiện liệu đốt: sinh khối (trấu, mùn cưa, dăm bào, vỏ điều, bã mía,…).
Mọi thông tin liên hệ ;
CÔNG TY TNHH NỒI HƠI VÀ THIẾT BỊ NHIỆT NAM PHÁT
Địa chỉ: Số 38, D14, Biconsi, Phường Tân Bình, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0963.931.338 (zalo)
Website: https://noihoinamphat.com